FREE SHIPPING ON ORDERS OVER $250
Việt Nam Tên Miền

Các thương hiệu học được gì từ nghệ thuật “Storytelling” của Gucci?

Đào Nguyên Đông Thụy 26/04/2022

Xây dựng câu chuyện thương hiệu là một trong những nhiệm vụ thách thức nhất đối với bất kỳ thương hiệu nào. Nhưng đối với các thương hiệu cao cấp, nó thậm chí còn quan trọng hơn cả. Có rất ít thương hiệu làm được xuất sắc trong lĩnh vực này nhưng Gucci lại có thể. 

Kering, một trong những tập đoàn xa xỉ hàng đầu trên toàn thế giới, vừa công bố kết quả hàng năm cho năm 2021. Theo báo cáo, Gucci đạt doanh thu khoảng 11 tỷ USD, tăng 31% trên cơ sở báo cáo và so sánh. Các kết quả cũng vượt xa so với năm 2019, khiến nó có hiệu suất cao nhất mọi thời đại. Trong khi nhiều thương hiệu cao cấp trong số 20 thương hiệu hàng đầu đã có đà tăng mạnh mẽ trong quý vừa qua, thì mức độ tăng trưởng của Gucci còn vượt trội hơn so với quy mô của nó.

Kering cho rằng việc tung ra các sản phẩm mới với mức tăng trưởng 35% doanh thu tại các cửa hàng trực tiếp đã đóng góp cho thay đổi tích cực trên. Ngoài ra, bộ phim Ridley Scott “House of Gucci” cũng đã giúp phát triển nhận thức về thương hiệu trên toàn thế giới.

Nhưng có lẽ thành công của Gucci nằm ở việc đã tạo dựng câu chuyện thương hiệu rất tốt trong lĩnh vực xa xỉ. Về cơ bản, Gucci hướng đến sự thể hiện cá tính một cách đơn giản và táo bạo. Câu chuyện của nó không phải là nói về những tấm da tốt nhất, chất liệu tốt nhất hay những sản phẩm tuyệt vời nhất, mặc dù Gucci làm điều này tốt hơn hầu hết các thương hiệu khác. Thay vào đó, thương hiệu đề cập đến một cái nhìn sâu sắc về nhu cầu khách hàngcách mọi người cảm thấy có nghĩa vụ tuân theo kỳ vọng của người khác, có thể là cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp hoặc xã hội nói chung.

Những kỳ vọng này bao gồm xác định giới tính, nhu cầu ăn mặc, và cách thể hiện bản thân. Tiên phong trong mọi thương hiệu, Gucci hiểu cảm giác này và mang đến cho mọi người một “ngôi nhà” hoặc không gian an toàn để thể hiện và tôn vinh mỗi cá nhân. Mỗi chiến dịch của Gucci đều là sự tôn vinh cá tính khách hàng của họ. Khi hầu hết các thương hiệu nói về bản thân và tự vỗ về mình là họ tuyệt vời như thế nào, thì Gucci nói về khách hàng của mình và mọi sự giao tiếp đều nhấn mạnh những gì thương hiệu đang cho phép khách hàng của họ làm khác đi.

Bạn đang xem: Các thương hiệu học được gì từ nghệ thuật “Storytelling” của Gucci?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận thông tin khuyến mãi mới nhất

Giỏ hàng

maps hotline hotline